Những cách làm giày nhanh khô thật khó tin trong mùa mưa

Đối với mùa mưa, việc chúng ta đi giày ướt không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến mụn nước ở chân và nấm mốc trong giày. Đây cũng chính là nỗi khổ của rất nhiều người khi hay sử dụng những đôi giày để ra ngoài. Vậy làm cách nào để khắc phục những nỗi ám ảnh đó, hãy cùng bỏ túi những cách làm giày nhanh khô qua bài viết dưới đây để không phải lo lắng về vấn đề này nữa nhé!

Dùng máy sấy tóc làm giày nhanh khô hơn

Cách làm giày khô nhanh được áp dụng trong trường hợp nếu đôi giày của bạn có chất liệu cotton, giày vải, giày đế cói mà không phải là giày da, giày đế cứng hay đế gel thì bạn hoàn toàn có thể dùng máy sấy để hong khô chúng mà không lo sợ nhiệt độ cao sẽ làm hỏng chất liệu giày. Bạn hãy cùng thực hành theo nhé!

  • Đầu tiên bạn nên dùng khăn ẩm hoặc bàn chải cũ làm sạch những vết bẩn trên giày
  • Sau đó bạn dùng máy sấy tóc bật ở chế độ nóng.
  • Rồi hong khô đôi giày từ trong ra ngoài cho đến khi chúng khô hoàn toàn. Các bạn cần lưu ý là không nên để quá gần máy sấy với giày nhé!

Ngoài ra các bạn cũng nên thận trọng như: Không nên phơi giày da ra ngoài trời nắng, da sẽ bị co cứng, gây hiện tượng giày chật, da bị gãy hoặc rách. Không nên đánh giày khi bề mặt vẫn còn dấu hiệu của ẩm ướt mà phải lau khô hoặc sấy khô trước khi đánh giày.

Cách làm giày nhanh khô bằng giấy báo 

Đây là phương pháp sấy nhẹ nhàng và nhanh chóng đối với giày da thuộc hoặc da lộn và guốc đế cứng. Cách làm giày mau khô như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên các bạn cần tìm một tờ báo.
  • Bước 2: Sau đó các bạn loại bỏ các trang có mực đen hoặc hình ảnh vì đôi khi mực in có thể thấm ra giày.
  • Bước 3: Tiếp theo các bạn vo tròn những mẫu báo thành viên nhỏ rồi nhét vào giày sao cho thật căng. 
  • Bước 4: Rồi các bạn dùng một tờ báo to bọc giày lại để có thể hút ẩm từ mặt ngoài của giày, đặt ở nơi khô thoáng. Các bạn nhớ thay một lớp giấy mới sau mỗi 20 phút, giấy báo sẽ thấm hút nước và hơi ẩm từ bên trong giúp giày khô một cách tự nhiên.

Dùng máy sấy quần áo để làm khô giày

Với cách giặt giày nhanh khô này, không những mang lại hiệu quả tốt cho các bạn, mà còn có thể rút ngắn thời gian thực hiện lại một cách đáng kể. Các bạn cùng theo dõi nha: 

  • Bước đầu các bạn làm đầy máy sấy với khăn rửa chén và khăn lau nhưng không nhất thiết phải nhét quá đầy. 
  • Tiếp theo các bạn mở cửa máy sấy. 
  • Sau đó đặt giày vào với phần mũi giày hướng lên trên, đế giày hướng ra ngoài.
  • Rồi các bạn móc dây giày lên phần trên cùng của cửa máy sấy. 
  • Tiếp đến các bạn cẩn thận đóng chặt cửa lại, dây giày nên nằm ngoài máy sấy. 
  • Treo giày vào cửa sẽ giúp giày không bị va chạm với lòng máy sấy. 
  • Đồng thời, tránh làm hỏng máy đồng thời giúp bảo quản đế giày. 
  • Thiết lập chu trình sấy nhiệt độ thấp hoặc trung bình không quá 60 phút. 
  • Mở cửa kiểm tra giày sau khi chu trình sấy kết thúc. 

Lưu ý: Với phần này các bạn cũng cần cân nhắc một điều là đối với sneaker, giày da, giày chống thấm Gore-Tex, không dùng máy giặt, máy sấy quần áo. Vì nhiệt độ cao có thể làm hỏng chất liệu da. 

Cách làm giày nhanh khô hiệu quả khi dùng quạt máy

Với cách làm giày khô nhanh này mang lại kết quả nhanh nếu là giày da hoặc giày thể thao có đế gel. Còn đối với giày da lộn sẽ được làm khô chậm hơn. Các bước thực hiện như sau:

Đầu tiên bạn cần làm sạch bụi bẩn dưới vòi nước hoặc ống nước. Giày lúc này bị ướt nhưng sẽ không còn bẩn. Bạn hãy tìm một cây quạt đứng hoặc quạt để bàn đường kính dài hơn giày và đủ cứng cáp để có thể treo giày lên. Bạn có thể để quạt ở ngoài sân hoặc bất kỳ nơi nào rộng rãi trong nhà.  

Sau đó bạn đặt một chiếc khăn dưới quạt để thấm nước trong khi làm khô giày. Tiếp theo bạn lấy miếng lót giày ra đi phơi khô hoặc cho vào máy sấy ở chế độ thấp trong vài phút nếu miếng lót không làm từ chất liệu da.

Bước tiếp theo bạn lấy một cái móc quần áo cũ và kìm cắt dây điện, bạn dùng kìm cắt đồ móc áo thành 2 đoạn 15cm. Sau đó, uốn cong đoạn vừa cắt thành hình chữ “S”.  Thanh kim loại nên có một cái móc nhỏ để móc vào quạt và một cái móc lớn ở đầu còn lại để treo giày.  Bạn sử dụng kìm đầu nhọn để uốn thanh kim loại dễ dàng hơn. Rồi bạn làm tương tự để có cái móc thứ hai. Sau đó bạn móc hai đầu nhỏ của thanh kim loại đã uốn vào quạt. Bạn nên đặt hai cái móc cách nhau khoảng 20cm để giày không chạm vào nhau khi treo lên.

Tiếp theo bạn tháo dây giày và mở to giày để gió có thể thổi vào bên trong giày. Bạn nên treo mặt trong của gót giày lên móc. Gió từ quạt nên thổi vào bên trong giày và xung quanh mặt ngoài. 

Cuối cùng bạn mở quạt ở chế độ vừa hoặc lớn khoảng 1 đến 2 tiếng để giày khô hoàn toàn.

Cách làm giày nhanh khô kết hợp với muối 

Có thể bạn sẽ hơi bất ngờ nhưng quả đúng như vậy với cách làm giày mau khô này từ bí quyết dùng bằng muối là một cách làm khô giày nhanh khá hiệu quả.

  • Bước đầu bạn cho muối vào chảo.
  • Rồi sau đó bạn đun nóng muối lên, nếu là đường thì sẽ bị chảy ra nhưng với muối thì gặp nhiệt sẽ cô lại.
  • Sau khi nóng vừa đủ bạn cho toàn bộ lượng muối đó vào trong một chiếc bít tất để đựng. 

Công việc còn lại khá dễ dàng, bạn chỉ cần cho túi muối đó vào trong đôi giày và chờ muối hút ẩm giúp bạn. Bạn có thể làm đi làm lại nhiều lần tùy vào mức độ ướt của giày nhưng cách này khá hiệu quả và an toàn cho giày.

Phơi giày gần giàn nóng máy lạnh cho nhanh khô

Khi giày bạn bị ướt bạn treo ngược giầy lên ở những chỗ thoáng mát như ở cửa sổ, quạt gió hoặc gần chỗ dàn nóng máy lạnh.  Dàn nóng máy lạnh sẽ tỏa nhiệt làm khô giày của bạn. Chú ý khoảng cách treo giày gần dàn nóng máy lạnh xa hay gần tùy thuộc vào mức nhiệt tỏa ra nhé! Cách giặt giày nhanh khô này rất nhanh gọn và dễ dàng hơn cho các bạn khi bắt tay vào làm.

Cách làm giày nhanh khô bằng gạo khô

Có thể cách làm giày khô nhanh với gạo đối với các bạn sẽ còn xa lạ. Nhưng bạn hãy thử đi kết quả sẽ thú vị lắm đó!

  • Bạn chỉ cần cho giày vào một chiếc hộp và đổ gạo vào và đóng kín hộp. 
  • Rồi để trong khoảng 2 tiếng đồng hồ, gạo sẽ hút hết hơi ẩm trong giày. 

Tuy nhiên cách làm khô giày tự nhiên này hơi tốn kém về chi phí gạo. Các bạn cũng nên cân nhắc.

Phơi giày vào buổi tối để tránh mưa

Với cách làm giày mau khô khi kết hợp với việc phơi đôi giày của bạn vào thời điểm buổi tối sẽ là một cách xử lý cũng rất sáng suốt đấy nhé!

Bóng râm là nơi lý tưởng nhất để phơi khô giày sau khi giặt. Bạn nên tránh ánh nắng trực tiếp. Không nên phơi giày ở gần lò sưởi. Vì khí nóng làm giày dễ bị bạc màu, nứt và cứng. Khi phơi giày bạn nên vo tròn cục giấy màu trắng hoặc miếng bùi nhùi hay vải vụn vào trong đôi giày. Việc này giúp định hình form giày không bị biến dạng méo mó sau khi giặt và phơi.

Qua bài viết này, các bạn đã có thể dễ dàng hơn trong việc vệ sinh chăm sóc cho đôi giày yêu thích của mình rồi chứ? Hy vọng với những cách làm giày nhanh khô trên đây sẽ giúp cho tất cả các bạn giải quyết được những vấn đề khó khăn khi sở hữu một đôi giày trong mùa mưa.


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *